Bón phân cho lan hồ điệp trồng ở nhà
Khi trồng và chăm sóc Lan Hồ Điệp cần phải bổ sung phân bón. Phân phải được bón định kỳ và đều đặn, cứ 2 tuần 1 lần hoặc 2-3 lần/ tháng, tùy loại phân mà hàm lượng khác nhau. Bón phân theo cần tiêu chí: đúng loại - đúng liều lượng - đúng chu kỳ.
Bón phân cho Lan Hồ Điệp trồng ở nhà thế nào cho hợp lý ? Khi trồng và chăm sóc Lan Hồ Điệp cần phải bổ sung phân bón. Phân phải được bón định kỳ và đều đặn, cứ 2 tuần 1 lần hoặc 2-3 lần/ tháng, tùy loại phân mà hàm lượng khác nhau. Bón phân theo cần tiêu chí: đúng loại - đúng liều lượng - đúng chu kỳ.
- Khi bạn trồng Lan Hồ Điệp ở nhà, bạn phải biết cây đang ở giai đoạn nào và cần bổ sung phân bón gì. Thường thì cây bạn mua trên thị trường là cây tơ 1 năm tuổi, bạn hãy tham khảo hình dưới đây
( Cây Hồ Điệp 1 năm tuổi và cây trưởng thành 3.5 đã cho hoa )
Thông thường các bạn thường mua cây trên thị trường là cây đã cho hoa. Ưu điểm của loại cây này là cây lớn, đã cho ra hoa nên phát triển nhanh, rất mau cho hoa trong những lần tiếp theo. Còn nhược điểm là cây thích nghi kém với điều kiện nuôi trồng mới. Còn cây con 1 năm tuổi thì ngược lại. Mỗi cây cần bổ sung một loại phân bón khác nhau nên ta phải biết cây mình mới mua về là loại nào để bón phân cho đúng.
1) Dùng phân vô cơ
- Đối với cây tơ 1 năm tuổi : cây này khi mua về, cần bổ sung phân bón lá, với hàm lượng đạm cao, thường thì ta nên dùng loại có tỷ lệ 30-10-10 hoặc B1 ( B1 thực ra cũng là 1 loại phan bón lá, thành phần chính là Đạm -Lân-Kali được bổ sung vi lượng ), tuy nhiên theo mình thì giai đoạn này các bạn dùng phân bón lá 30-10-10 thì tốt hơn do giai đoạn này cây phát triển cần đạm nhiều. Trong khi đó hàm lường đạm - lân - kali trong B1 gần tương đương, đạm cao hơn không đáng kể.
- Đối với cây trưởng thành đã cắt vòi hoa 1 lần. Cây này ưu điểm cây to, khỏe, nhanh ra hoa các đợt tiếp theo, dấu hiệu nhận biết là có vòi hoa vừa bị cắt. Các bạn có thể mua cây lan hồ điệp giống hoặc lan hồ điệp trưởng thành đã cho hoa tại đây. Những cây này vừa mới trải qua giai đoạn cho hoa vì vậy cần phục hồi, ta nên bổ sung phân bón lá với hàm lượng 10-10-30 hoặc dùng chung phân bón với giai đoạn dưỡng hoa 6-30-30 theo tỷ lệ ghi sẵn trên chai để xịt lên lá như sau : Pha 20 ml cho 1 bình xịt 16 lít nước. Phun đều lên trên và dưới mặt lá, phun vào rễ và các giá thể. Phun định kí 5-7 ngày/1lần. Phun định kì 15 ngày/1 lần để cây hồi phục.
( Các loại phân bón lá thông dụng )
- Bên cạnh việc dùng phân bón cho lá ta có thể bổ sung thêm phân bón cho rễ, trên thị trường có rất nhiều loại phân tan chậm cho hoa lan, chúng ta nên chọn loại được bọc sẵn trong túi lưới, tránh trường hợp khi ta bón, viên phân nhỏ lọt xuống các kẻ nhỏ, rớt xuống đáy chậu, ta tưới nước phân sẽ trôi hết. Như vậy việc bón phân sẽ không có ý nghĩa.
( Phân tan chậm cho hoa lan )
Chú ý khi dùng phân tan chậm : tránh bỏ quá sát gốc, cây sẽ bị nóng, thối gốc.
Cách bón phân cho hồ điệp sau khi trồng( trong 4-5 tháng đầu):
Sau 15 ngày ra chậu trồng, bón Vitamin B1 cho cây hồ điệp con, nồng độ 50ml/100 lít, định kỳ phun 7 ngày/lần.
Sau 1 tháng trồng ta bón phân NPK (30 10 10) pha loãng 30-40 mg/1 lít nước, phun đều trên lá và thân. Tần suất tưới phân: cách 7-10 ngày/lần.
Phân vô cơ
Cách bón phân cho hồ điệp từ tháng thứ 6-10 tháng:
Sau khoảng 5-6 tháng trồng, ta thay chậu lần I. Lúc này, chiều dài giữa 2 đầu mút lá hồ điệp khoảng một gang tay. Để chăm sóc cho cây trong giai đoạn này:
Bón phân NPK 30-10-10 nồng độ 40mg/1lít nước. 1 tuần phun 1 lần.
Sau 3 lần phun NPK 30-10-10, tưới 1 lần phân NPK 20-20-20 cho cây, giúp cây cứng cáp.
Phun xen giữa loại NPK
Ngoài ra, ta có thể tưới thêm cho cây 1 số loại phân hữu cơ nưa như: Komix, phân cá.
Nhằm tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng cho cây lan, tạo điều kiện phát triển mạnh hệ thống rễ hồ điệp.
Phân hữu cơ
Cách bón phân cho hồ điệp để hồ điệp chuẩn bị ra hoa:
Sau 1 năm, ta thay chậu lần cho lan hồ điệp thứ II cho hồ điệp. Lúc này, chiều dài lá khoảng 12-14cm, đến khi cây có từ 4 lá thì bắt đầu quá trình phân hoá mầm hoa. Cách bón phân trong giai đoạn này:
Sử dụng phân bón NPK 20-20-20+TE với tỷ lệ 40mg/1lít, phun và tưới định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần.
Cách bón phân cho lan hồ điệp ra hoa: tưới loại phân có nồng độ P, K cao (như NPK 10-60-10) để giúp cây tạo phát hoa. Pha với tỷ lệ 40mg/1lít, phun định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/10 lít nước, 5 – 7 ngày phun 1 lần.
Lan hồ điệp chuẩn bị ra hoa
Khi thấy hồ điệp nhú hoa, ta tưới phân NPK 6-30-30 pha loãng với nồng độ 2g/lít nước,phun định kỳ 7-10 ngày/lần (nhầm giúp hoa to có kích thước to hơn, hoa bền và sắc hoa đẹp hơn).
Cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vitamin để cây ra hoa to, đẹp
Khi cành hoa nở gần tàn nên cắt ngay cành hoa và dưỡng cây trở lại bằng cách dùng phân NPK 30-10-10.
Trên đây mình đã trình bài cách bón phân tùy vào từng giai đoạn phát triển của lan hồ điệp, cảm ơn các bạn đã theo dõi. Nếu có thắc mắc góp ý, xin comment ở phân bên dưới nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau.
Xem thêm