Cách Khắc Phục Giò Lan Bị Teo Thân
Vào mùa nắng này, lan hồ điệp rất teo thân, còi cọc cuốn lá, mặc dù đã tưới nước, bón phân đầy đủ. Bởi vì cây cần nhiều nước hơn để vận chuyển chất dinh dưỡng, làm mát lá, rễ. Và bù lại lượng nước đã bay hơi. Bật mí với các bạn, chúng ta nên bổ sung thêm lượng Kali để tăng cường vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ lên thân, lên lá để nuôi cây. Làm cho thân mập, căng lại. Nguyên nhân của nó do thiếu chất xúc tác Kali để vận chuyển nước đi toàn thân.
Ta sẽ sử dụng Super Kali để bổ sung lượng Kali còn thiếu, tăng cường khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng và nước lên cho cây.
Super Kali, bổ sung Kali cho lan
Các bạn pha 2g cho 1 lít nước. Còn nếu cây to, bản lá lớn. Bạn pha 3 g cho 1 lít nước, ứng 1 muỗng café cho 1 lít nước, còn 3g thì một muỗng rưỡi. Bạn pha với nước, khuấy đều và tưới cho cây.
Lan hồ điệp còi cọc
Lưu ý công thức này áp dụng với cây lan khỏe mạnh, nhưng bị teo thân. Bộ rễ của cây vẫn phát triển đầy đủ nhé. Còn nếu cây bị teo thân, rễ chưa ra nhiều, héo. Tức lan hồ điệp của bạn bị suy kiệt. Trước tiên bạn cần phục hồi lại. Bạn xem ở đây nhé.
Các bạn nên tưới nước trước cho lan rồi hãy phun, để các mạch lá được mở ra. Cây dễ hấp thu hơn. Chúng ta sẽ tưới trước khoảng 30 phút rồi phun hỗn hợp này cho lan.
Chúc các bạn thành công. Giò lan sẽ mập mạp, xanh tươi trở lại, tràn trề sức sống.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau nhé. Nếu có thắc mắc, góp ý, xin các bạn comment phần bên dưới nhé.
Xem thêm