Những Sai Lầm Của Người Mới Chơi Lan Thường Mắc Phải

10/01/2020 | 2017

Có những sai lầm cơ bản mà người chơi lan thường mắc phải. Những lỗi cũng nhỏ thôi. Nếu các bạn chú ý 1 tí sẽ phòng tránh được. Còn không chú ý sẽ để lại hậu quả về lâu về dài, không chỉ ở chậu lan này mà còn ảnh hưởng đến chậu lan khác trong vườn. Những kiến thức trên đây mình chia sẻ, thảo luận, các bạn có thắc mắc, góp ý, xin comment phân bên dưới nhé.

  1. Không thay chậu – Không cắt rễ

Khi mua về, người ta thường trồng trong những chậu nhựa. Chúng ta nên gỡ chậu ra bỏ. Chậu nhựa chỉ phù hợp với việc trồng cây con, trong thời gian ngắn trước khi có người mua. Vì chậu nhưa, nhỏ gọn, không bị rơi đất khi vận chuyển. Nhưng loại chậu này rất bí, không có lỗ thoát nước, khí ẩm. Lan hồ điệp dễ bị nấm, vi khuẩn tấn công rễ.

                                Nên thay chậu khi mới mua về                 

Nhiều bạn mua về không cắt rễ. Mình nghĩ các bạn nên cắt rễ đi. Rễ cây trong quá trình vận chuyển để ở cửa hàng đã đã rất yếu. Rễ đã bị đen, bị thối, trong đó có nhiều vi khuẩn. Ta nên cắt bỏ hết.

  1. Không xử lí giá thể- Cách trồng sai

Khi bạn trồng lan hồ điệp bằng vỏ thông, than đá, bạn phải xử lí giá thể trước khi trồng. Trong giá thể có nhiều loại nấm, vi khuẩn ẩn trong đó. Ta có dùng nước vôi trong hoặc Physan để xử lý giá thể. Đây là bước đâug giúp cây khỏe mạnh, phát triển tốt.

Một sai lầm nữa liên quan đến giá thể. Bạn phải để rễ cây lan được thông thoáng. Không vùi lấp rễ cây lan hồ điệp dưới giá thể. Lan hồ điệp là loại hoa rễ nổi. Bạn vùi rễ dưới lồng đất sẽ làm cây phát triển không tốt vì không hấp thu được chất dinh dưỡng, ánh sáng.

Bạn chú ý để rễ cây bên trên giá thể nhé

  1. Tưới nước nhiều, tưới đúng thời điểm

Buổi trưa, bạn thấy cây lan bị rủ. Bạn nghĩ tưới nước sẽ giúp lan hồ điệp được khỏe hơn, tươi hơn. Sự thật ngược lại, tưới vào buổi trưa rất hại cho cây. Buổi trưa thường nóng, kéo theo nhiệt độ của nước cũng nóng, không có lợi cho cây. Giống như ta tưới nước sôi vào cây vậy.

Không phải loại giá thể nào cũng tưới lượng nước giống nhau. Mỗi loại giá thể có tính chất khác nhau, khả năng giữ nước bay hơi khác nhau. Nên chúng ta tùy vào loại giá thể mà tưới nước phù hợp. Các loại giá thể như than củi, đất nung, vỏ thông 1 ngày các bạn tưới 2 lần, vào buổi sáng và buổi chiều. Còn các loại giá thể giữ nước tốt như dớn trắng, rêu rừng, các bạn dùng tay ấn vào. Nếu nó khô mới tươi. Chúng ta tưới một lần khoảng 3-4 ngày.

  1. Sai lầm về độ ẩm, ánh sáng

Chậu hoa lan hồ điệp lúc mới mua về rất yếu. Tốt nhất bạn để nơi bóng mát, hạn chế để ngoài vườn. Cho cây từ từ quen với môi trường mới. Cây sẽ quen từng yếu tố như giá thể, nhiệt độ, tiểu khí hậu xung quang cây. Bạn để ngoài nắng, làm cây bị cháy lá, cháy rễ. Lan hồ điệp rất khó phát triển.

Hãy nhớ để cây nơi mát, tránh ánh sáng trực tiếp nhé

  1. Bón phân không đúng lúc – bón qua nhiều

Khi mơi mua về, bạn thương cây. Bạn bón cho nó nhiều phân. Nhưng lúc này cây không hấp thu được, vì rễ vừa thiếu và vừa yếu. Ta chỉ nên tưới nước, tưới nước vo gạo loãng cho lan là được.

Hãy để cây con sống tự nhiên, nhẹ nhàng trong giai đoạn đầu

Hoặc là bạn bón phân qua nhiều.Các loại phân bón thường liều dùng là khoảng 1 tuần, nửa tháng bón 1 lần. Lâu hơn cũng được. Bạn bón nhiều qua làm cây rất nóng, gây cháy lá, cháy rễ. Những hạt phân còn dư đọng trên lá, thân, làm tổn hại. Các vi khuẩn thối lá, các loại nấm sẽ xâm nhập, gây bệnh cây.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau nhé.


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0906918469
Gọi ngay : 0906918469