Những Sai Lầm Khi Bón Phân Cho Lan Hồ Điệp
Bón phân mục đích tốt cho cây. Nhưng có những sai lầm cơ bản làm cho cây lan không thể hấp thu được chất dinh dưỡng mà còn gây hại cho cây. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bón phân khi cây còn non, rễ chưa phát triển
Cây non chúng ta mới nhân giống, mới mua về, bộ rễ còn rất yếu. Ta bón phân hóa học vào cây lan hồ điệp sẽ không hấp thu được. Rễ cây non rất nhạy cảm, phân hóa học sẽ làm hư rễ lan. Rễ bị cháy, bị thối, không mọc ra nữa. Khi đó, cây sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng dẫn đến còi cọc, nặng có thể chết sớm. Đây là trường hợp nguy hiểm.
Cây con lan hồ điệp
Bón phân lúc cây bị bệnh
Khi cây đang bị bệnh, đang yếu. Ta không nên bón phân cho cây. Làm lan bị mất sức, suy kiệt. Giống như ta đang mệt, bị bệnh chỉ có thể uống nước, ăn cháo lỏng, không thể ăn phở, cơm như thường được. Mặc dù những món đó rất ngon.
Lan hồ điệp bị thối rễ
Trường hợp cây yếu phát triển chậm, dù trồng đã lâu, chúng ta cũng không nên kích hoa chúng làm gì. Chỉ làm cho nó bị héo, khả năng ra hoa rất thấp.
Bón nhiều phân
Đây là sai lầm phổ biến của người mới chơi. Mình biết các bạn muốn tốt cho lan. Muốn cây lan nhanh phát triển. Các bạn bón phân quá liều, lịch quá dày, như thế không tốt cho lan hồ điệp.
Lan hồ điệp chỉ cần một lượng phân ít
Ta chỉ nên bón khoảng 2/3 hoặc phân nửa trên Hướng dẫn sử dụng thôi. Thà bón ít còn hơn bón nhiều. Bạn bón nhiều quá nhiều khả năng hồ điệp bị cháy rễ, cháy lá. Vừa tốn tiền vừa làm hại cây. Ta bón ít thì không sau, lan hồ điệp có thể phát triển chậm một chút nhưng an toàn, khỏe mạnh.
Nếu lan hồ điệp đang yếu, phát triển chậm. Ta nên sử dụng thuốc B1 hay thuốc kích rễ. Giúp cây tăng cường quá trình trao đổi chất, rễ lan mọc trước đã.
Trộn nhiều chất lại với nhau
Mình biết các bạn muốn phun một lần được nhiều hiệu quả, đỡ tốn công. Bạn pha phân 20-20-20 đều cho cây con lại pha thêm 30-10-10 để lan hồ điệp nhanh lớn, lá dày, xanh mướt. Hoặc pha thuốc trừ nấm Aliette 80wp với phân 20-20-20. Sẽ gây phức tạp không cần thiết. Lan hồ điệp là loài phát triển từ từ. Một năm chỉ mọc ra được 1-2 cặp lá thôi. Ta bón nhiều phân cũng như vậy. Các chất trong đó sẽ phản ứng với nhau, ra chất khác, không hiệu quả.
Không nên trộn nhiều loại phân với nhau
Tùy từng mục đích, quá trình phát triển của lan hồ điệp, bạn không bón hoặc chỉ sử dụng một loại phân thuốc thôi. Như trường hợp cây con, khi lan đã ra đủ rễ ta bón phân 20-20-20 đều cho lan là được.
Những trường hợp khác
Đối với phân hữu cơ như phân dơi, gà, trâu. Ta phải ủ khoảng 1 năm mới lấy ra bón cho lan được. Không chỉ lan hồ điệp mà loại cây nào cũng vậy. Vì trong phân có nhiều loại ấu trùng, sán gây hại, không vệ sinh cho lan của bạn. Mặc khác, những chất trong phân mới, cây của bạn cũng không thể hấp thụ được. Ta bón thẳng phân chuồng cho lan, một thời gian sau còn xuất hiện các nấm màu trắng bám vào. Trông rất ghê.
Phân bón phải được ủ trước khi bón cho lan hồ điệp
Khi bón phân hữu cơ tan chậm dù dạng hạt hay trong túi đựng, ta cũng tránh để gần rễ. Rễ tiếp xúc trực tiếp với phân có thể gây cháy rễ. Bạn nên để xa ra, về phía thành mép chậu. Những cọng rễ sẽ mọc đuổi theo phân.
Nhiều khi các bạn phun phân xong rồi còn một lượng phân thừa. Mình nghĩ các bạn nên đổ đi. Để đến lần tưới sau những chất trong đó đã bay hơi, lên men, tác dụng đối với lan giảm. Một lọ phân cũng rẻ. Nếu dư ta nên đổ đi. Lần sau pha bình khác tưới.
Đây là những sai lầm khi bón phân người mới chơi lan thường hay mắc phải. Nếu có thắc mắc, góp ý, các bạn comment phần bên dưới nhé. Hẹn gặp ại các bạn trong những bài viết sau.
Xem thêm