Xử Lý Lan Hồ Điệp Khi Mới Mua Về
Ngày nay, khi nhu cầu chơi lan càng phát triển cộng với việc mua bán rồi chuyển hàng. Chắc hắn các bạn dẽ có nhu cầu đặt hàng trên mạng ở 1 shop nào đó rồi chuyển về. Từ đây, sẽ có nhiều khúc mắc có thể xảy ra như lan bị héo, bị bệnh do vi khuẩn. Mình sẽ hướng dẫn cách xử lý lan khi mua về ở bài viết này.
Kỹ thuật xử lý Lan Hồ Điệp mới mua về như sau : thường thì các bạn mua hàng ship COD, cây sẽ được đóng gói kỹ xàng, tránh dập lá, ta cần tháo lớp bao, để nguyên bầu nhựa ( lớp bầu nhựa này chỉ nên tháo khi ta tiến hành trồng ). Các bạn nhớ nhẹ nhàng để tránh tổn hại tới lá, tới thân lan hồ điệp nhé. Sau đó, các bạn để nó ở chỗ nào khô thoáng trong nhà, tránh chỗ nóng, tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào trực tiếp nhé.
Các bạn cứ để lan hồ điệp bình thường như vậy
Ta để như vậy để cho cây lan quen với điều kiện sống mới, quen với vườn của bạn, tiểu khí hậu nhà bạn. Bạn để vậy khoảng 1 đến 2 ngày, trong thời gian này các bạn không tưới nước bón phân gì nhé. Cây lan sẽ tự phục hồi, khỏe lại.
Một số lưu ý, khi các bạn mua hàng ở xa, ship hàng về, tốt nhất cây lan phải trong tình trạng thiếu nước, gốc hơi khô ( không đến mức độ quá khô làm lá bị thiếu nước đến nhăn nheo ) mục đích tránh ẩm mốc trong hộp, trong khi vận chuyển tạo điều kiện tối ưu, để cây lan được vận chuyển đi mà không bị bệnh do nấm, vi khuẩn.
Nếu quá ẩm, cây rất dễ thối lá, mà một khi đã bị thối lá thì lan rất nhanh, không can thiệp kịp thời cây sẽ chết trong vong 3 đến 4 ngày. Các bạn hãy tham khảo cách chữa bệnh thối lá ở Hồ Điệp tại đây
Sau khi cây đã quen với điều kiện mới, ta tiến hành thay chậu cho Hồ Điệp, các bạn hãy loại bỏ phần bầu nhựa cũ của chậu Hồ Điệp để rễ có thể phát triển được, khi thay bầu chú ý phần lá hư, rễ hư nên cắt bỏ, tránh bơi móc phần dớn ở gốc Hồ Điệp quá nhiều, làm cây bị động gốc, các mao mạch ở rễ bị mất, rễ không hút được nước. Ta dùng 1 chậu mới để thay chậu, chú ý chậu trồng Hồ Điệp không cần quá nhiều lỗ nhủ các loại phong lan khác, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo cho nước thoát tốt. Nếu các bạn dùng chậu nhiều lỗ, các bạn nên trồng bằng dớn vì chậu giữ nước kém, cây dễ bị khô. Nếu các bạn trồng bằng gỗ thông mục hoặc than ( có thể dùng chậu 1 lỗ, tuy nhiên phần đáy nhớ lót các giá thể trồng lớn 1 chút để nước thoát cho dễ nhé, tránh bị thối rễ sau này ( vì vào mùa mưa nếu ngày nào trời cũng mưa, nước không thoát được, cây sẽ bị úng, thối rễ, lá. Khi dùng than chú ý chọn 1 cục to để dưới đáy chậu các cục còn lại đập nhỏ kích thước từ 1 ngón tay đến 2 ngón tay nhé. Chú ý than sau khi đập phải được rửa thật sạch cho mạt than trôi hết nhé, vì phần này sẽ bám vào rễ, gây hại cho rễ.
Khi sang chậu chú ý cố định cây, việc nay cần thiết vì nếu bạn không cố định cây, khi bạn tưới, cây bị lắc qua, lắc lại, làm phần rễ mới ra ( phần màu tím ở đầu rễ ) bị cọ quẹt vào thành chậu hay giá thể trồng, sẽ bị xước, từ đó chiếc rễ này sẽ bị thui, không mọc được nữa. Phải rất lâu sau mới có thể mọc rễ con từ thân của rễ này.
Sau khi thay chậu xong, các bạn Thông thường các bạn Cây lan hồ điệp sẽ hơi khô, héo do mất nước trong quá trình vận chuyển nên khi thay chậu xong ta cần tưới nước ngay. Những phần lá bị cắt ta cần sát trùng tránh sâu bệnh bằng cách bôi vôi pha loãng hoặc thuốc làm liền sẹo cho cây vào các vết cắt trên lá.
Nước vôi trong
Sau đó ta dùng nước vôi trong phun lên cây lan, để sát trùng cho lan. Bạn pha 1g với với 1 lít nước, khuấy đều. Kế tiếp, phun cho cây lan của mình. Các bạn phun lên lá, lên thân, phun lên mặt trước, mặt dưới của lá ,luôn nhé. Phun lên các bề mặt của cây. Bạn nhớ, lấy phần nước trong nhé, để tránh tắc máy phun.
Cuối cùng, chúng ta để khô và có thể mang ra vườn và chăm sóc bình thường được rồi. Ngoài ra ta cần quan tâm đến các chế độ dinh dưỡng cho cây.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Nếu có thắc mắc, xin các bạn comment phần bên dưới nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau.
Xem thêm