5 Căn Bệnh Thường Gặp Ở Hoa Lan

27/08/2024 | 57

Hoa lan luôn được yêu thích nhờ vẻ đẹp thanh tao, sang trọng, làm say lòng những người yêu cây cảnh. Tuy nhiên, hoa lan lại khá nhạy cảm với môi trường và dễ mắc các bệnh nếu không được chăm sóc đúng cách. Để bảo vệ những chậu hoa lan quý giá, người trồng cần hiểu rõ về các bệnh thường gặp cùng cách xử lý chúng. Vậy bạn có biết đâu là 5 căn bệnh thường gặp ở hoa lan hay không? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của Lan Hồ Điệp Điện Biên Phủ nhé!

Bệnh thường gặp ở hoa lan thối nâu vi khuẩn 

Bệnh thối nâu vi khuẩn là một trong những căn bệnh thường gặp ở hoa lan do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra. Để phân biệt bệnh này với bệnh khô đầu lá, bạn cần lưu ý rằng khi bị thối nâu, đầu lá vẫn còn tế bào sống, có màu nâu đen, mềm, bao quanh là viền vàng. Trong khi đó, khô đầu lá khiến lá quăn lại, các tế bào chết hoàn toàn. 

Bệnh thối nâu thường xuất hiện trên lá với các chấm nhỏ màu thâm xám, sau đó phát triển thành đốm nâu gây khô lá. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh sẽ lây lan sang các bộ phận khác như thân, mầm, gây ra mùi khó chịu. 

Để điều trị bệnh thối nâu vi khuẩn, bạn cần cắt bỏ phần thối, nhúng cây vào  thuốc Natripene hoặc Physan 20 pha với tỷ lệ 1:2000, đồng thời ngưng tưới nước 1-2 ngày và chăm sóc cây đúng kỹ thuật.

Bệnh của hoa lan do virus

Khi hoa lan bị nhiễm virus, quá trình đồng hóa của tế bào bị ảnh hưởng nghiêm trọng do virus hủy hoại diệp lục khiến lá và hoa bị úa vàng, dẫn đến hoại tử. Virus ký sinh trong tế bào và tự sinh sôi nên không có thuốc đặc trị để tiêu diệt hoàn toàn. 

Triệu chứng của bệnh virus thường biểu hiện trên hoa, lá biến màu, xuất hiện vân, đốm khô, đốm vòng hoại tử,và hình thù dị dạng trên phiến lá. Mức độ biểu hiện của loại bệnh thường gặp trên hoa lan này phụ thuộc vào loại virus, loại lan, giai đoạn sinh trưởng của cây, điều kiện môi trường. 

Để ngăn ngừa bệnh, cần ngâm cây con vào thuốc kháng virus trong 2 tiếng trước khi trồng. Dụng cụ cần được khử trùng bằng Formalin hoặc lửa. Sau khi trồng, nên pha loãng thuốc kháng virus vào nước tưới hàng tháng trong 2 năm để đảm bảo cây không nhiễm bệnh.

Bệnh đen thân cây con

Bệnh đen thân cây con ở lan thường xuất hiện vào mùa mưa, đặc biệt trong môi trường có độ ẩm cao hoặc bị tưới quá nhiều nước. Nguyên nhân chính gây bệnh là nấm Fusarium oxysporum thường tấn công do phân bón hòa tan không hết, tạo điều kiện cho nấm phát triển. 

Khi mắc bệnh thường gặp ở hoa lan này, gốc thân hoặc cổ rễ sẽ chuyển màu nâu, dần khô và thối đen. Đồng thời, lá phía trên sẽ chuyển vàng và biến dạng. Cây con mắc bệnh thường chết sau 2-3 tuần nhiễm bệnh. 

Để ngăn ngừa, bạn cần tách cây bệnh ra riêng, phun hoặc nhúng cây khỏe vào thuốc trị nấm. Khi cây trưởng thành bị nhiễm, nên cắt bỏ phần thối, sau đó phun thuốc nấm như Aliette 80 WP, Kasumin hoặc TopsinM. Sử dụng khăn sạch để đánh dấu khu vực nhiễm bệnh trước khi cắt.

Bệnh đốm lá

Bệnh đốm lá là một bệnh thường gặp ở hoa lan do nấm Cercospora sp. gây ra. Khi thời tiết thuận lợi hoặc thiếu dinh dưỡng, bệnh lây lan với tốc độ nhanh, ảnh hưởng đến sự phát triển và ra hoa của cây. 

Triệu chứng ban đầu của bệnh là các chấm tròn nâu xám hoặc vàng nâu xuất hiện đều trên cả hai mặt lá với quầng vàng xung quanh vết bệnh. Bệnh nặng có thể khiến lá vàng gây rụng, khiến cây chết. Để phòng ngừa, cần vệ sinh vườn kỹ càng, thu gom tàn dư thực vật và phun thuốc phòng từ khi cây còn nhỏ. 

Đối với cây bị bệnh nhẹ, cần cắt tỉa lá bệnh và bôi thuốc trị nấm. Khi phun thuốc, nên phun đều hai mặt lá và bổ sung phân bón sau khoảng 1 giờ. Một số loại thuốc trị bệnh hiệu quả gồm Rydomyl Gold 68 WP, Dipomate 80 WP, và Carbenzim 500 FL.

Bọ trĩ

Bọ trĩ trên hoa lan gây hại bằng cách xuyên qua các mô thực vật để hút nước ép từ lá, thân và hoa, khiến hoa và nụ chuyển màu nâu sậm cùng cánh hoa bị sẹo hoặc đổi màu. Chúng thường ẩn nấp trong lá non, gốc cây lan, lớp vỏ gỗ của giá thể trồng lan và chỉ hoạt động khi trời râm mát vì không ưa ánh sáng. 

Mặc dù không làm chết cây lan, bọ trĩ vẫn khiến cây phát triển kém, ra hoa ít và dễ mắc các bệnh thường gặp ở hoa lan như thối nâu, thối đen, đốm đen do vi khuẩn và nấm xâm nhập từ các vết cắn. 

Để phòng ngừa, khi tưới cây, bạn nên dùng vòi nước mạnh để làm sạch bọ trĩ nhưng tránh phun mạnh khi cây đang ra hoa. Ngoài ra, cần xử lý kỹ giá thể trồng lan, đặc biệt là loại bỏ lớp vỏ để ngăn sâu hại và côn trùng gây bệnh.

Bằng cách áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách, vệ sinh vườn tược thường xuyên và sử dụng thuốc phòng ngừa hợp lý, bạn có thể tránh được những căn bệnh thường gặp ở hoa lan này. Hãy luôn theo dõi kỹ tình trạng của cây, đảm bảo môi trường sinh trưởng tốt nhất để lan có thể phát triển khỏe mạnh, ra hoa rực rỡ và lâu dài.

Cùng theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về hoa lan hồ điệp nhé!

Tìm hiểu thêm về Lan Hồ Điệp Điện Biên Phủ tại:

Website: Lan Hồ Điệp Điện Biên Phủ

Fanpage: Lan Hồ Điệp Điện Biên Phủ

Hotline:  0906 918 469

 


(*) Xem thêm

Bình luận
Gọi ngay : 0906918469
Gọi ngay : 0906918469